• TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU  
    • Khái quát về Khoa
    • Tổ chức của Khoa
    • Đội ngũ cán bộ
    • Hoạt động hợp tác
  • TIN TỨC  
    • Tin tức Khoa
    • Tin tức Sinh viên
    • Thông tin Học bổng
    • Hình ảnh | Sự kiện
    • Hoạt động đoàn thể
  • SINH VIÊN  
    • Chương trình đào tạo
    • Kế hoạch đào tạo
    • Học liệu bổ trợ
    • Lịch thi
    • Kết quả thi
    • Thủ tục biểu mẫu
  • ĐÀO TẠO  
    • Chương trình đào tạo
    • Hệ thường
    • Clc23-VSTEP
    • Clc23-IELTS
    • Sau đại học
    • Kỹ năng học tập thành công bậc đại học
    • Giao tiếp liên văn hóa và giải quyết xung đột
    • Kỹ năng thuyết trình
    • Tiếng Anh kinh tế và doanh nghiệp
    • Tiếng Anh phát triển nghề nghiệp
    • Thủ tục biểu mẫu
  • E-learning  
  • CHUYÊN MÔN  
    • Kế hoạch bồi dưỡng
    • Thông tin học liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Hoạt động đoàn thể
    • Thủ tục biểu mẫu
  • BỘ MÔN  
    • Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn
    • Tiếng Anh Tự nhiên
    • Tiếng Anh Ngoại ngữ 2 - Nhiệm vụ Chiến lược
    • Tiếng Anh Công nghệ - Kinh tế - Luật
  • GÓC CHIA SẺ  
    • Tài liệu học tập
    • Cơ hội việc làm
    • Chương trình tình nguyện
    • Học bổng
    • Chuyện của thầy cô
    • Chuyện của trò

Toạ đàm khoa học: Xây dựng cộng đồng chuyên môn để kiến tạo cơ hội phát triển.

12/09/2021

Ngày 12/9/2021, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học trực tuyến với chủ đề “Xây dựng cộng đồng chuyên môn (COP) để kiến tạo cơ hội phát triển”.

Tham dự buổi tọa đàm có Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị, cán bộ giảng dạy và thành viên các nhóm COP, cùng hơn 600 người trong và ngoài trường tham dự.

Cộng đồng chuyên môn (COP) là tập thể các cán bộ, giảng viên, giáo viên, có chung đam mê, sở thích, lĩnh vực quan tâm để thực hiện các sản phẩm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Nhà trường ở ba lĩnh vực: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. 

Toạ đàm được tổ chức nhằm chia sẻ kiến thức cơ bản về cộng đồng phát triển chuyên môn như khái niệm, mô hình hoạt động, dạng thức sản phẩm của COP trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay; thảo luận một số đề xuất về lộ trình, hình thức sinh hoạt, tổ chức hoạt động, quy mô, nội dung, sản phẩm của các COP ở ULIS, góp phần:

  1. Giúp cán bộ, giảng viên nâng cao sự hiểu biết về cộng động chuyên môn (COP)
  2. Xây dựng, định hướng phát triển cộng đồng chuyên môn tại ULIS, giúp Nhà trường tiếp tục kiên định giá trị cốt lõi “Trách nhiệm – Cơ hội – Cộng đồng”.
  3. Tạo môi trường năng động thúc đẩy và phát huy hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp;
  4. Nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng đào tạo;
  5. Nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ, phục vụ cộng đồng;
  6. Phát huy tiềm lực khoa học công nghệ, xây dựng các chương trình nghiên cứu, gia tăng các sản phẩm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp;
  7. Thúc đẩy hội nhập và hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ.

Trong chương trình, các diễn giả đã được lắng nghe chia sẻ của 3 báo cáo viên là TS. Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Nhà trường. TS. Vũ Thị Thanh Nhã – Trưởng khoa Tiếng Anh và TS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Trưởng phòng KHCN.

Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh trình bày báo cáo “Cộng đồng chuyên môn ULIS: Những khát vọng và câu chuyện từ người lãnh đạo, quản lý” với thông điệp: Đổi mới sáng tạo để hạnh phúc và Hạnh phúc để đổi mới sáng tạo. Tất cả chúng ta đều có thể tham gia cộng đồng chuyên môn sáng tạo đổi mới để trở nên hạnh phúc.

TS Vũ Thị Thanh Nhã báo cáo với chủ đề “Xây dựng cộng đồng chuyên môn thúc đẩy giảng viên đổi mới trong lớp học”

Tại buổi tọa đàm, TS. Vũ Thị Thanh Nhã- trưởng Khoa Tiếng Anh đã báo cáo về bối cảnh ra đời và khái niệm liên quan đến cộng đồng chuyên môn (COP). COP là cơ sở chia sẻ trí thức, được hiểu trong mối quan hệ tương hỗ (relationally) giữa con người và bối cảnh thực hiện hành động như tương tác, quan sát, thảo luận, học từ những người khác. Cụ thể hơn COP là nhóm người có chung mối quan tâm, lo lắng đam mê về một lĩnh vực chuyên môn, nhóm người này tiếp tục đào sâu kiến thức và năng lực chuyên môn  trên cơ sở tương tác với nhau thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt hơn.  Trong thời gian thực hiện, bước đầu COP đã giúp Khoa Tiếng Anh có được những kết quả đáng ghi nhận: Lưu trữ kho học liệu bao gồm đề cương môn học, giáo trình, tài liệu bổ trợ…; Thành lập hệ thống khảo thí với ma trận đề thi, qui chế, hệ thống thi online…; Tạo môi trường cho giáo viên của khoa có cơ hội tương tác, trao đổi lẫn nhau về các vấn đề liên quan đến chuyên môn… Bên cạnh những kết quả đó, trưởng khoa Vũ Thị Thanh Nhã cũng đưa ra một vài hạn chế trong việc thực hiện và phát triển COP. Trưởng khoa hứa trong thời gian tới, sẽ đưa ra các mục tiêu rõ ràng để COP ngày càng được giữ vững và phát triển mạnh hơn. Mục tiêu trước mắt ngoài việc hỗ trợ các thành viên mới của COP, việc trao quyền tự chủ cho những thành viên này là việc cần làm. Kết thúc bài báo cáo, Tiến sỹ Vũ Thị Thanh Nhã nhấn mạnh: Để cộng đồng học tập mới đạt hiệu quả thì cần có sự tin tưởng (trust) và tôn trọng (respect) lẫn nhau.

Thầy cô quan tâm có thể tham gia nhóm Zalo để nhận thông tin sự kiện và các tài liệu nghiên cứu liên quan: https://zalo.me/g/vcugib253.

MH.

 

 

 
 
 
  • Học trực tuyến
  • Hình ảnh - Sự kiện
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
TIN BÀI MỚI
  • Thông báo số 1 về Hội thảo Quốc gia 2024 (UNC2024) “Nghiên cứu & giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam
  • Chi bộ Khoa Tiếng Anh họp tổng kết năm 2023; Triển khai nhiệm vụ năm 2024
  • Thông báo tuyển sinh khóa Nghiệp vụ Sư phạm Ngoại ngữ khóa I
  • Giới thiệu cơ hội thực tập và tuyển dụng tốt dành cho sinh viên ULIS tại Vinschool
  • [Tuyển dụng 2023] Thông báo cần tuyển Giảng viên Trung tâm Khảo thí
  • Sinh hoạt Chi bộ thường lệ tháng 4 năm 2023
  • Sinh hoạt Chi bộ KTA tháng 2 năm 2023
  • Gặp mặt đầu xuân Quý Mão 2023
  • THÔNG TIN
    HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN
    SỐ THÁNG 11 NĂM 2022
  • Quy chế đào tạo tiến sĩ ở ĐHQGHN năm 2022: Cơ chế mở cho người học và nâng cao chất lượng đầu ra – yêu cầu công bố quốc tế với nghiên cứu sinh

CHUYÊN MỤC CHÍNH:

  • Tin tức Khoa
  • Góc chia sẻ
  • Sinh viên
  • Giảng viên
  • Học viên
  • Tình nguyện
  • Tài liệu
  • Nghiên cứu KH

KHOA TIẾNG ANH

  • Địa chỉ: Tầng 5- Nhà B2- Trường ĐHNN- ĐHQGHN
  • Điện thoại: 024 66805932
  • Fax: (04) 3.8584968
  • Email: khoatienganh@vnu.edu.vn
  • Website: https://khoatienganh.ulis.vnu.edu.vn/

Thông tin:

  • Khái quát về Khoa
  • Tổ chức của Khoa
  • Đội ngũ cán bộ
  • Hình ảnh | Hoạt động
  • Liên hệ