Gần đây vì tình hình dịch coronavirus, các trường học phải chuyển hình thức dạy và học từ offline sang online, và nhiều người than phiền rằng học online không hiệu quả.
Thực ra lý do phần lớn việc đánh giá không hiệu quả nằm ở kỳ vọng mang nguyên trải nghiệm học offline sang môi trường online trong khi đặc điểm và thế mạnh của hai môi trường này hoàn toàn khác nhau.
1. ĐỪNG BỎ QUA BỨC TRANH TỔNG THỂ VỀ TRẢI NGHIỆM HỌC
Online learning không chỉ là tham gia học live hay ngồi xem video bài giảng!
Thay vì tập trung nhìn vào những chi tiết nhỏ như làm sao đưa được bài giảng offline lên online, hãy nhìn rộng ra ở một bức tranh tổng thể về trải nghiệm học để đảm bảo sự kết nối chặt chẽ giữa learning objectives, learning evidence, và learning activities.
– Learning Objectives: Mục tiêu của khoá học/ bài học là gì
– Learning Evidence: Điều gì chứng minh người học đạt được mục tiêu đó
(Nếu ở lớp học offline, giáo viên có thể quan sát nét mặt của học trò, vậy online có những công cụ gì giúp giáo viên đánh giá được? Online quiz, bài viết, sản phẩm, dự án, hay có những hình thức gì khác truyền tải được kỹ năng và kiến thức người học có được từ bài học?)
– Learning Activities: Để người học làm được những sản phẩm chứng minh kiến thức, kỹ năng của mình, giáo viên nên tổ chức những hoạt động gì để giúp học trò của mình thực hiện được điều đó.
Từ bức tranh tổng thể đó, giáo viên sẽ có cơ sở để nghiên cứu, lựa chọn ra được những online tools hỗ trợ tốt nhất cho quá trình giúp người học đạt được learning objectives.
2. THIẾT KẾ TRẢI NGHIỆM HỌC ONLINE KHÁC OFFLINE NHƯ THẾ NÀO
Một đặc điểm quan trọng của trải nghiệm học online khác offline là học sinh không ở trong một môi trường cố định chỉ phục vụ việc học như ở trường lớp, vậy nên mức độ tập trung cho bài giảng sẽ khó hơn nhiều (do nhiều yếu tố xung quanh ảnh hưởng).
Nhưng bù lại không gian học của online learning lại rất tốt cho việc lưu trữ tri thức và cũng rất thoáng để giúp tạo cảm giác tự do, tự chủ trong việc học. Ví dụ như với công cụ Slack, học sinh, sinh viên có thể chủ động ra vào khu trao đổi chung của cả lớp, khu làm việc nhóm dự án, hoặc tham gia các nhóm sở thích trao đổi, chia sẻ ý tưởng với nhau.
Cũng như offline, khi thiết kế trải nghiệm học online, các hoạt động thú vị, tạo tính tương tác rất quan trọng. Chúng ta có thể cân nhắc các phương pháp như game-based learning, project-based learning, hay problem-based learning đi kèm việc lựa chọn các chủ đề cũng như tài liệu học tập thú vị, phù hợp với từng nhóm học sinh.
Tuy nhiên điều cần chủ ý với online learning là dù dùng phương pháp nào thì việc có hướng dẫn, structure cụ thể, cũng như kênh liên lạc hỗ trợ rất quan trọng để tránh việc học sinh bối rối, không biết cần phải làm gì, có thắc mắc thì nên vào kênh liên lạc nào…
Đối với việc truyền đạt thông tin qua bài giảng, vì mức độ tập trung của người học rất thấp, nên những hình thức chia sẻ thông tin dưới dạng video chỉ nên rất ngắn gọn (3-5 phút). Các buổi học live với giáo viên nên để trao đổi, tháo gỡ khó khăn, hoặc feedback cho bài tập thay vì thực hiện dưới dạng bài giảng dài (mệt cho cả giáo viên và người học).
Tất nhiên tuỳ từng môn học, nhóm tuổi, khả năng sử dụng công nghệ của giáo viên và người học… mà trải nghiệm học được thiết kế khác nhau với các công cụ khác nhau.
Đó là lí do vì sao mà xuất hiện vai trò của instructional designer/learning designer trong các trường để giúp hỗ trợ giáo viên thiết kế trải nghiệm học online thú vị, hiệu quả nhất.
Chương trình Thạc sỹ Digital Media Design for Learning